SẢN PHẨM CAO SU & POLYURETHANE


 Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, hiện nay việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh là hạt điều và mủ cao su đang giảm mạnh.

Vụ điều năm 2012 của tỉnh Bình Phước bị mất mùa, làm giảm sản lượng trên 30%. Giá bán hạt điều tươi nguyên liệu cũng giảm mạnh trên 50%, tức giảm 14 đến 15 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, giá bán mủ cao su trong những tháng đầu năm 2012 giảm trên 30%, với giá bình quân trên dưới 60 triệu đồng/tấn, trong khi giá bình quân năm 2011 trên 100 triệu đồng/tấn.

  Đệm cao su phù hợp thực phẩm

 Đệm cao su phù hợp thực phẩm

Theo phân tích của ông Phạm Công, Giám đốc Sở Tài chính, thị trường tiêu thụ chính của hai mặt hàng nông sản này phụ thuộc nhiều vào thị trường ngoại. Hai mặt hàng hiện được xuất tại nhiều thị trường ngoại ổn định như châu Âu, châu Phi, Trung Đông. Thị trường châu Á có Trung Quốc, Đài Loan cũng chiếm thị phần lớn, nhưng rất bấp bênh. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã quá kỳ vọng vào thị trường này, dẫn đến tình trạng bị ép giá. Mặt khác, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang suy thoái, dẫn đến sự cắt giảm chi tiêu, nhu cầu tiêu dùng đã giảm theo, làm cho lượng đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong thời gian qua ít dần, hầu hết các đơn đặt hàng ngắn hạn, 3 tháng hoặc 1 tháng.

Thêm vào đó, các thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản liên tục đưa ra những rào cản kỹ thuật, chất lượng đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, gây bất lợi cho doanh nghiệp. Trong khi đó, áp lực các khoản vay ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn cho duy trì, mở rộng sản xuất, trả lương công nhân đã buộc doanh nghiệp vào “thế” cực kỳ khó khăn, lại thêm xuất khẩu gặp giá quá thấp. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp không thu mua nông sản (điều, cao su) trực tiếp từ nông dân, mà chuyển sang nhận gia công, chế biến cho các doanh nghiệp nước ngoài. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho giá hai mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh chịu tác động và giảm mạnh trong thời gian qua.

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước thiếu ổn định, sản xuất kinh doanh hàng nông sản chậm lại và giá giảm mạnh. Minh chứng cụ thể là tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh 6 tháng đầu năm 2012 giảm 11,4% so cùng kỳ 2011, tức đạt 269,33 triệu USD, bằng 34,1% kế hoạch năm. Từ thực tế trên, chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm nay được điều chỉnh giảm xuống còn 600 triệu USD so với kế hoạch đầu năm đã đề ra (790 triệu USD).

Để cải thiện đời sống người nông dân và duy trì sự phát triển của các doanh nghiệp, UBND tỉnh cùng các doanh nghiệp đã đề ra những giải pháp trước mắt và lâu dài đối với thị trường mặt hàng nông sản. Một trong những giải pháp lâu dài là tìm kiếm, tiếp cận những thị trường lớn và ổn định hơn trên thế giới.

Trong thời gian tới, Sở Tài chính sẽ phối hợp với các ngành có liên quan, đề xuất UBND tỉnh tiếp tục có các chính sách hỗ trợ vốn; giúp các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, vượt qua các rào cản kỹ thuật. Từ đó, doanh nghiệp có thể thâm nhập dễ dàng vào các thị trường lớn, ổn định như châu Âu, Nhật Bản. Đồng thời, để giúp người nông dân yên tâm sản xuất và các doanh nghiệp có thể duy trì được hoạt động ổn định, Sở Tài chính sẽ đề xuất UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp. Khi có vốn, doanh nghiệp sẽ cam kết thu mua nông sản trực tiếp từ các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh với giá cả ổn định.

Nhằm tránh tình trạng thương lái thao túng và ép giá nông sản tràn lan như hiện nay, Sở Tài chính cũng sẽ tham mưu UBND tỉnh ban hành các chế tài, quản lý các thương lái, doanh nghiệp nước ngoài thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, buộc các thương lái, doanh nghiệp nước ngoài phải đăng ký buôn bán tại các cơ quan chức năng hoặc phải thành lập chi nhánh hoạt động thường trực tại Việt Nam, xử phạt các hành vi gian lận hoặc tiếp tay cho gian lận./.

(HQ)
http://thitruongcaosu.net/2012/08/24/binh-phuoc-tim-giai-phap-xuat-khau-cao-su-va-hat-dieu/
(htt)

 phễu hút lon sữa 

 phễu hút lon sữa




Share |